Cuộc đời Lý Phúc

Lý Phúc quê ở huyện Phù, quận Tử Đồng, Ích Châu, là con trai của Lâm Cung trưởng Lý Quyền, cường hào trong châu.[1] Khoảng năm 191, châu mục Lưu Yên đem thái thú Ba quận Vương Hàm, cùng Lý Quyền mười chín nhà cường hào xử tử, lấy việc đó để lập uy.[2]

Năm 214, Lưu Bị bình định Tây Xuyên, phong Lý Phúc làm thư tá, chuyển làm Tây Sung quốc trưởng, rồi huyện lệnh Thành Đô.[1]

Năm 223, Lý Phúc thăng chức thái thú Ba Tây. Năm 231, thay Lý Phong làm Giang Châu đô đốc, phong Dương uy tướng quân.[1]

Bởi vì tài cán đột xuất, Lý Phúc được Hậu chủ cùng thừa tướng Gia Cát Lượng xem trọng, triệu về triều giữ chức Thượng thư bộc xạ, phong tước Bình Dương đình hầu.[1]

Năm 234, thừa tướng Gia Cát Lượng dẫn quân ra gò Ngũ Trượng, không may bị bệnh nặng, Hậu chủ phái Lý Phúc đến thăm hỏi, cũng nhân đó bàn luận đại kế quốc gia. Lý Phúc phụng chỉ tới doanh trại, bàn luận với Gia Cát Lượng. Trên đường về Thành Đô, Lý Phúc đột nhiên nghĩ tới việc quan trong, lại quay lại. Gia Cát Lượng thấy Lý Phúc đến, cười nói: Ta biết ngươi sẽ trở về. Chúng ta tuy rằng nói chuyện cả ngày, nhưng lời còn chưa nói xong, ngươi quay lại hẳn là còn một việc muốn hỏi. Người mà ngươi muốn hỏi, Tưởng Uyển thích hợp nhất.

Lý Phúc hỏi: Hôm đó ta quên chưa hỏi, nếu ngài qua trăm tuổi, người nào đảm nhiệm chức vụ thừa tướng, cho nên ta mới lập tức về gấp. Song, ta còn muốn hỏi, sau Tưởng Uyển, ai có thể kế nhiệm chức vụ thừa tướng? Gia Cát Lượng đáp: Phí Y có thể. Lý Phúc lại hỏi: Sau Phí Y thì sao? Gia Cát Lượng trầm mặc không đáp. Lý Phúc về Thành Đô, truyền đạt lại di ngôn của Gia Cát Lượng cho Hậu chủ.[1]

Năm 239, Đại tướng quân Tưởng Uyển thân chinh Hán Trung[3], Lý Phúc giữ chức Tiền giám quân, lĩnh Đại tướng quân Tư mã, mất khi tại nhiệm.[1]